Để có một đám cưới trọn vẹn, chỉn chu và đáng nhớ không phải là việc dễ dàng. Việc này đòi hỏi cả hai bên gia đình phải tiến hành rất nhiều bước chuẩn bị. Vậy các bước chuẩn bị đám cưới và kế hoạch chi tiết như thế nào? Cần làm những công việc gì? Chuẩn bị trước bao nhiêu tháng thì ổn? Hãy cùng Asiana Plaza tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Các bước chuẩn bị đám cưới được chia làm 4 dai đoạn theo thời gian:
- Giai đoạn chuẩn bị trước khi đám cưới
- Giai đoạn thực hiện các công việc đã lên kế hoạch
- Giai đoạn tăng tốc, trước ngày cưới 1 tuần
- Giai đoạn sau lễ cưới
1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi đám cưới
1.1. Họp mặt gia đình nội ngoại 2 bên
Trước khi chuẩn bị đám cưới hai bên gia đình nội ngoại cũng cần có cuộc gặp gỡ nhau. Đây sẽ là dịp để người lớn hai bên gia đình cùng nhau bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất về cách thức tổ chức đám cưới cho đôi bạn như thế nào. Từ đó có thể biết rõ hơn khi đám cưới cần chuẩn bị những gì.
Những kinh nghiệm của người lớn tuổi luôn rất quý giá và hữu ích.
Mặt khác, cuộc họp mặt giữa hai gia đình cũng là một cơ hội thuận lợi để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nhau. Sau này qua lại cũng sẽ thêm gắn bó, khăng khít và giúp đỡ nhau nhiều hơn trong cuộc sống, không còn cảm thấy e ngại nữa.
1.2. Xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới
Sau khi lễ dạm ngõ diễn ra thuận lợi với sự đồng ý của hai bên gia đình, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị cho lễ rước dâu. Đây cũng là lúc hai bên thông báo, cùng nhau thống nhất về các công việc tổ chức cưới như đặt tiệc tại nhà hàng, lên danh sách khách mời, chuẩn bị lễ vật và thuê xe hoa.
Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, ngày cưới thường được chọn dựa trên tuổi của cô dâu chú rể, nhằm hướng đến một khởi đầu thuận lợi, viên mãn. Cho đến ngày nay, nghi thức chọn ngày cưới vẫn luôn được xem trọng như một nét văn hóa đẹp, giúp các cặp đôi yên tâm và tự tin hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

1.3. Lên danh sách khách mời tham dự
Sau khi xác định được ngày cưới, một trong các bước chuẩn bị đám cưới quan trọng đầu tiên mà các cặp đôi cần thực hiện chính là lên danh sách khách mời. Công đoạn này tưởng đơn giản nhưng thường tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn và gia đình, bởi ai cũng mong muốn không bỏ sót những người thân thiết trong ngày vui trọng đại này.
Để đảm bảo tính chu đáo, hãy ngồi lại cùng gia đình, liệt kê khách mời theo từng nhóm cụ thể như họ hàng gần xa, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp công ty hiện tại và cả những người bạn lâu năm chưa gặp. Việc này không chỉ giúp hạn chế thiếu sót mà còn tránh trùng lặp và dễ dàng kiểm soát số lượng khách dự tiệc.

Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến mời khoảng 300 khách, có thể chia thành:
- Nhóm họ hàng và hàng xóm thân thiết: khoảng 80 người, dự đoán 90% sẽ tham dự.
- Nhóm bạn bè, đồng nghiệp thường xuyên gặp gỡ: khoảng 150 người, dự kiến 75% sẽ tham dự.
- Nhóm bạn bè lâu năm, ít gặp mặt: khoảng 70 người, dự kiến 50% sẽ tham dự.
Như vậy, dự tính thực tế sẽ có khoảng 220 người tham dự. Từ con số này, bạn dễ dàng tính được số lượng bàn tiệc cần đặt và dự trù ngân sách phù hợp.
1.4. Thống nhất lễ cưới, kịch bản cuới mang dấu ấn cá nhân đặc biệt của hai bạn
Bạn đang mơ về một lễ cưới ngoài trời lãng mạn giữa thiên nhiên hay một không gian ngập tràn sắc đỏ quyến rũ, đầy mê hoặc? Dù bạn có những ý tưởng gì cho ngày trọng đại, hãy dành chút thời gian để ngồi lại cùng người thương trao đổi, lên kế hoạch thật kỹ lưỡng và phù hợp nhất với sở thích và cá tính của cả hai.

1.5. Chuẩn bị cho lễ đón – rước dâu
Bên cạnh việc chuẩn bị danh sách khách mời, các cặp đôi cũng cần dành thời gian trao đổi với gia đình hai bên để thống nhất danh sách những người đại diện quan trọng tham gia vào các nghi thức lễ cưới. Đặc biệt là xác định rõ ai sẽ là người đại diện họ nhà trai thực hiện lễ rước dâu, người đại diện họ nhà gái trong nghi thức đón dâu, sắp xếp phương tiện đưa đón như thuê xe cưới và chuẩn bị lễ vật cần thiết.

1.6. Tham khảo các địa điểm và dịch vụ tổ chức đám cưới
Lựa chọn một địa điểm cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới hoàn hảo là bước quan trọng nằm trong các bước chuẩn bị đám cưới để ngày trọng đại của bạn diễn ra thật trọn vẹn. Đây không chỉ là nơi diễn ra các nghi thức thiêng liêng mà còn là không gian tiếp đón những người thân yêu nhất của hai bên gia đình. Để lựa chọn đúng địa điểm và dịch vụ phù hợp, các cặp đôi nên dành ít nhất 2 tuần để tìm hiểu và khảo sát.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi thăm bạn bè, người thân từng tổ chức lễ cưới để nhận những lời khuyên và kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới hữu ích từ họ. Ngoài ra, đừng quên tận dụng nguồn thông tin phong phú từ internet để tham khảo và so sánh các nhà hàng tiệc cưới uy tín.

Sau khi đã có trong tay danh sách những nhà hàng tiệc cưới ưng ý, bạn nên trực tiếp đến tham quan để đánh giá cụ thể hơn về dịch vụ thực tế. Đừng ngần ngại đặt những câu hỏi quan trọng như vị trí nhà hàng có thuận tiện cho khách mời không, sức chứa của các sảnh tiệc, thực đơn tiệc cưới đặc trưng là gì, hay không gian trang trí của nhà hàng có phù hợp với phong cách của bạn hay không.
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý các yếu tố như chi phí dịch vụ, hệ thống âm thanh ánh sáng, chất lượng phục vụ và cả những phương án dự phòng nếu có tình huống phát sinh bất ngờ.
1.7. Lập ngân sách & lên kế hoạch tính toán chi phí dự trù cho đám cưới
Mức ngân sách tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới hình thức và quy mô của đám cưới. Điều này thì hai bên gia đình nên bàn bạc và cùng đi đến thống nhất với nhau trong kế hoạch chuẩn bị đám cưới. Các khoản chi phí được liệt kê càng chi tiết thì lại càng có thể giảm được những rủi ro không muốn xuống càng thấp. Vì vậy, mọi người nên cùng nhau tham bàn bạc, đưa ra ý kiến và rà soát cẩn thận các đầu mục chi phí để lên được một kế hoạch chuẩn bị đám cưới hoàn chỉnh.

Rất nhiều người không hiểu rõ kế hoạch chuẩn bị đám cưới như thế nào, vì vậy để giúp bạn có thể dễ hình dung về các loại chi phí này, Anasia Plaza xin chia sẻ một ví dụ kế hoạch chi tiết chuẩn bị đám cưới dưới đây:
- Chụp hình cưới ngoại cảnh: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
- Trang phục đội bưng quả: 3.000.000 VNĐ
- Thuê váy cưới cô dâu: 2.500.000 VNĐ
- Thuê vest cưới: 1.000.000 triệu đồng
- Của hồi môn cho cô dâu: 55.000.000 VNĐ
- Nhẫn cưới CDCR: 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/cặp
- Trang sức cho vợ (chồng): 9.000.000 VNĐ
- Trang điểm: Từ 100.000 đồng đến 3.000.000 VNĐ
- Thiệp cưới: 250.000 – 500.000 VNĐ (2.500 – 5.000 VNĐ/thiệp, khoảng 100 khách)
- Trang trí đám cưới: 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ
- Tiệc cưới: 4.000.000 – 5.000.000 triệu/bàn (bàn có thể từ 10 – 12 khách, 100 khách khoảng từ 40.000.000 đến 50.000.000 VNĐ)
- Xe hoa, xe đưa đón khách: 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ
- Quay phim, chụp ảnh cưới: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
- Mâm 6 quả và đèn cầy: khoảng 6.000.000 VNĐ
- Chi phí phát sinh: 10.000.000 VNĐ
Tổng = 163.750.000 – 192.000.000 VNĐ
Như vậy, khoản chi phí cần chuẩn bị để tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng tiệc cưới sẽ vào khoảng hơn 100 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là một ví dụ mà Asiana Plaza đưa ra để bạn tham khảo mà thôi. Chi phí thực tế có thể còn sẽ phát sinh hơn. Hoặc nếu bạn muốn bớt đi hạng mục nào trong kế hoạch thì chi phí cũng có thể giảm xuống.
2. Giai đoạn thực hiện các công việc đã lên kế hoạch
2.1. Chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới
Bước đầu tiên khi bước vào giai đoạn thực hiện các bước chuẩn bị đám cưới đã lên kế hoạch từ trước là đi chọn địa điểm tổ chức lễ cưới. Vào mùa cưới, việc lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới lý tưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cặp đôi.
Tuy nhiên, số lượng nhà hàng tiệc cưới uy tín với không gian sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp luôn giới hạn, trong khi nhu cầu đặt tiệc lại tăng vọt. Do đó, để chắc chắn sở hữu được vị trí ưng ý và tận hưởng những ưu đãi đặc biệt, các cặp đôi nên nhanh chóng đặt cọc sớm địa điểm tiệc cưới.

2.2. Lên kế hoạch trang trí, chọn chủ đề đám cưới
Để sở hữu một không gian tiệc cưới đẹp mắt và tinh tế, khâu trang trí luôn giữ vai trò quan trọng. Khi lựa chọn dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói, bạn hoàn toàn có thể cá nhân hóa phong cách theo ý thích riêng. Bạn chỉ cần truyền tải thật rõ ý tưởng trang trí tiệc cưới đến đội ngũ chuyên nghiệp, sau đó nhẹ nhàng giám sát để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng mong đợi.

Một lưu ý nhỏ là chi phí trang trí thường thay đổi tùy khu vực và phong cách tiệc cưới bạn chọn. Vì vậy, hãy tham khảo kỹ bảng giá dịch vụ để cân đối hợp lý, giúp ngân sách cưới luôn trong tầm kiểm soát và ngày vui thêm thoải mái, nhẹ nhàng.
2.3. Chọn thực đơn tiệc cưới
Thực đơn tiệc cưới ngon miệng và tinh tế luôn là cách tuyệt vời nhất để bày tỏ lòng hiếu khách, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc với từng vị khách quý trong ngày trọng đại. Từng món ăn không đơn giản chỉ là hương vị, mà còn gửi gắm lời cảm ơn chân thành đến những người đã dành thời gian quý báu để chung vui với cô dâu chú rể.
Do đó, việc chọn lựa thực đơn đãi tiệc cưới cần đặc biệt chú trọng đến khẩu vị, sở thích và thói quen ăn uống của quan khách.

Một bí quyết nhỏ để bữa tiệc thêm trọn vẹn là cân nhắc các món đặc sản theo vùng miền và chuẩn bị thêm một số bàn tiệc chay nhẹ nhàng, thanh đạm – vừa đáp ứng xu hướng ăn uống hiện đại, vừa giúp mỗi vị khách đều cảm nhận được sự chu đáo, tinh tế của cô dâu chú rể.
Bạn có thể tham khảo ngay danh sách thực đơn cho lễ cưới tại Trung tâm hội nghị Asiana Plaza, bạn có thể dễ dạng lựa chọn từ các bộ thực đơn được thiết kế sẵn; hoặc bạn có thể tùy biến hành trình thưởng vị của khách mời từ hơn 200 món ăn nằm trong thực đơn tự chọn – A la carte Menu.
Asiana Plaza nổi bật với phong cách ẩm thực Fusion, dung hòa nhiều nền ẩm thực trên thế giới, đưa thực khách khám phá những hương sắc tuyệt vời, mới mẻ nhưng vẫn phù hợp khẩu vị bản địa. Đặc biệt, những bộ thực đơn đa dạng của Asiana Plaza luôn được đổi mới, cập nhật theo đúng tinh thần “mùa nào thức nấy” – mang đến nhiều lựa chọn tiệc chiêu đãi hấp dẫn, giàu dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu tươi ngon, an toàn.
2.4. Các hạng mục cô dâu chú rể nên chuẩn bị trước lễ cưới
Sau khi hoàn tất những khâu quan trọng nhất của các bước chuẩn bị đám cưới, các cặp đôi thường sẽ thư thái và dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho bản thân. Đây chính là lúc bạn tập trung vào những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng như lựa chọn trang phục cưới, đặt nhẫn cưới, lên ý tưởng chụp hình cưới và sắp xếp lịch trang điểm.
Để tránh tình trạng gấp gáp và hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có như trang phục cưới không vừa ý, hình cưới không đúng mong đợi, hãy bắt đầu sớm kế hoạch này.

Một vài bí quyết hữu ích như tìm hiểu kỹ về nơi thuê trang phục cưới uy tín, tham khảo các xu hướng chụp ảnh cưới hiện đại, cách tạo dáng tự nhiên khi chụp hình, hay lựa chọn phong cách trang điểm phù hợp sẽ giúp cô dâu chú rể chuẩn bị thật chỉn chu.
2.5. Đặt lịch trước các dịch vụ cô dâu chú rể cần thuê trong lễ cưới
Tại Việt Nam, mỗi mùa cưới luôn đầy ắp không khí rộn ràng với nhiều lễ cưới diễn ra cùng thời điểm. Do đó, để ngày vui thêm suôn sẻ và hoàn hảo, các cặp đôi nên chủ động đặt trước các dịch vụ quan trọng như trang điểm cô dâu, thuê xe hoa, hoa cưới, nghi lễ và ekip quay phim chụp ảnh cưới.
Việc sắp xếp sớm không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng quá tải mùa cưới, mà còn đảm bảo mọi chi tiết được chuẩn bị chu đáo, giúp cặp đôi an tâm và thư thái tận hưởng ngày hạnh phúc trọn vẹn.

2.6. Sửa sang, trang trí nhà cửa
Để chuẩn bị đón đôi vợ chồng mới về tổ ấm, các gia đình nên mua sắm thêm một số vật dụng gia đình theo đôi, theo cặp như cách thể hiện sự đồng hành và gắn bó của cô dâu chú rể. Những đồ vật thường ngày như chén bát, ly tách, khăn hay gối… trước đây chỉ một mình thì nay nên được sắm sửa theo cặp để tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
Đồng thời, việc vệ sinh, trang hoàng nhà cửa sạch đẹp, tinh tươm trước ngày cưới sẽ mang đến sự thoải mái, vui vẻ và may mắn, giúp cặp đôi tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc mới.
2.7. Mua sắm nội thất và trang trí phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi lưu giữ những khoảnh khắc đầu tiên trong hành trình hôn nhân hạnh phúc của cặp đôi. Vì vậy, trong các bước chuẩn bị đám cưới, cặp đôi cũng đừng bỏ qua bước này. Hãy chuẩn bị đồ nội thất thật chu đáo và trang trí phòng cưới theo phong cách lãng mạn, ấm cúng. Đừng quên tham khảo các ý tưởng trang trí phòng tân hôn từ mạng xã hội để dễ dàng lựa chọn vật dụng phù hợp, giúp khởi đầu cuộc sống vợ chồng thêm viên mãn và ngọt ngào.

2.8. Lựa chọn, sắp xếp người bưng lễ
Dàn bưng lễ là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cưới truyền thống của người Việt, đại diện cho sự kết nối trang trọng giữa hai gia đình. Nếu có người thân, bạn bè tuổi cập kê đảm nhận vai trò này sẽ là điều rất may mắn. Trong trường hợp không có, bạn hoàn toàn có thể liên hệ dịch vụ bưng quả chuyên nghiệp để đảm bảo đội hình đồng đều, lịch sự, phù hợp với phong cách tiệc cưới.

Đừng quên chuẩn bị những bao lì xì đỏ như một lời cảm ơn duyên dáng, gửi lại chút lộc may mắn cho những người đã góp phần làm nên khoảnh khắc đẹp của ngày hạnh phúc.
2.9. Chọn quà cảm ơn khách mời
Quà cưới cảm ơn không bắt buộc trong nghi thức cưới, nhưng lại là điểm nhấn tinh tế nếu bạn tổ chức một buổi tiệc thân mật cùng người thân và bạn bè. Những món quà nhỏ nhưng mang dấu ấn cá nhân sẽ thay lời tri ân gửi đến khách mời, để lại ấn tượng đẹp và cảm giác được trân trọng trong ngày vui của bạn.
2.10. Kiểm tra sức khoẻ sàng lọc tiền hôn nhân
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là nằm trong các bước chuẩn bị đám cưới quan trọng nhưng dễ bị lãng quên. Thăm khám từ 3–6 tháng trước lễ cưới không chỉ giúp cô dâu chú rể hiểu rõ thể trạng, mà còn tự tin hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Đây cũng là cách hiệu quả để giảm căng thẳng và chuẩn bị một khởi đầu thật vững vàng cho hành trình hạnh phúc phía trước.

2.11. Đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là bước quan trọng để hai bạn chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp. Hãy đến UBND xã, phường hoặc thị trấn nơi cư trú và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như CCCD, xác nhận tình trạng hôn nhân,… để thủ tục diễn ra thuận lợi. Một hồ sơ chỉn chu sẽ giúp bạn an tâm bắt đầu hành trình hôn nhân trọn vẹn.
2.12. Chọn thời gian và địa điểm để đi tuần trăng mật
Chọn thời gian, địa điểm để đi nghỉ tuần trăng mật cũng là một trong các phần không thể thiếu cho kế hoạch chuẩn bị đám cưới. Hãy lựa chọn địa điểm mà cả hai bạn cùng muốn tới nhất. Tùy theo điều kiện về thời gian và kinh tế mà hai bạn có thể chọn đi nghỉ tuần trăng mật trong nước hoặc nước ngoài.
Ở trong nước cũng có khá nhiều địa điểm du lịch trăng mật tuyệt vời như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt, Sapa, Đà Nẵng,… Còn ở nước ngoài thì các cặp đôi thường thích đi tới Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Newzealand,…

Tuy nhiên, dù đi đâu thì bạn cũng nên lên kế hoạch đặt vé máy bay, khách sạn trước và sắp xếp công việc cho hợp lý. Thời điểm tốt nhất để đi nghỉ tuần trăng mật là sau khi cưới từ 1 – 2 ngày. Như vậy hai bạn vừa có thể có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị trước cho chuyến trăng mật trọn vẹn, ý nghĩa.
2.13. Lựa chọn nhạc cho đám cưới
Âm nhạc trong tiệc cưới chính là chất xúc tác tinh tế giúp điều hướng cảm xúc, mang đến không gian lãng mạn hay sôi động theo mong muốn của bạn. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một playlist nhạc yêu thích hoặc thuê một ban nhạc chuyên nghiệp để tăng thêm sự độc đáo, đáng nhớ. Đừng quên liên hệ sớm trước 2–3 tháng để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo trong ngày vui của mình nhé!
3. Giai đoạn tăng tốc, trước ngày cưới 1 tuần
3.1. Xác nhận lần cuối với các đơn vị, dịch vụ tổ chức tiệc cưới đã đặt trước
Khi mọi kế hoạch tổ chức tiệc cưới đã hoàn thiện và bạn cũng đã lựa chọn dịch vụ tiệc cưới phù hợp, việc xác nhận lại với nhà hàng trước ngày cưới khoảng một tuần là điều cực kỳ cần thiết.
Đây là thời điểm lý tưởng để bạn kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục quan trọng như thực đơn tiệc cưới, trang trí sảnh tiệc, số lượng bàn tiệc và dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Điều này không chỉ đảm bảo mọi chi tiết diễn ra hoàn hảo mà còn giúp phát hiện và khắc phục kịp thời những vấn đề có thể phát sinh.

3.2. Bố trí đón tiếp khách mời, sắp xếp vị trí ngồi
Khác với tiệc cưới phương Tây thường có số bàn và vị trí chỗ ngồi được sắp xếp rõ ràng trong thiệp mời, tiệc cưới truyền thống Việt Nam mang phong cách thân mật, thoải mái hơn khi để khách mời tự lựa chọn chỗ ngồi yêu thích.

Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến khách đến sau cảm thấy lúng túng khi tìm chỗ. Để tránh tình trạng này và đảm bảo mọi khách mời đều có chỗ ngồi thoải mái, các cặp đôi nên chu đáo bố trí đội ngũ tiếp đón và hướng dẫn khách tận tình ngay từ khi bước vào sảnh tiệc.
3.3. Kiểm tra, thử váy cưới và trang phục cưới
Khi gần hoàn tất các bước chuẩn bị đám cưới, cô dâu chú rể hãy dành thời gian kiểm tra và thử lại toàn bộ trang phục cưới của mình nhé! Việc này tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, bởi trong khoảng thời gian tất bật chuẩn bị, vóc dáng của bạn rất dễ có những thay đổi nhỏ. Một lần thử trang phục sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh váy cưới hay bộ vest sao cho vừa vặn, thoải mái và duyên dáng nhất khi sánh bước bên nhau.
Khoảng một tuần trước hôn lễ là thời điểm lý tưởng để chú rể ủi phẳng phiu bộ vest lịch lãm và cô dâu thử lại chiếc váy cưới lộng lẫy của mình. Đừng quên kiểm tra kỹ cả những món phụ kiện cưới quan trọng, tránh trường hợp chúng bị thất lạc hay gặp vấn đề vào phút chót.

3.4. Sắp xếp, bàn giao công việc
Trước khi tận hưởng ngày vui trọng đại cùng chuyến tuần trăng mật ngọt ngào, cô dâu chú rể cần lưu ý sắp xếp và bàn giao thật chu đáo các công việc tại công ty nhé. Một kế hoạch bàn giao rõ ràng và cẩn thận sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mọi việc tại nơi làm việc vẫn diễn ra suôn sẻ trong suốt thời gian bạn nghỉ phép. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy an tâm mà còn tạo điều kiện để bạn dành trọn tâm trí và năng lượng cho những chi tiết nhỏ nhất của đám cưới.
4. Giai đoạn sau lễ cưới
4.1. Gửi lời biết ơn đến cha mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
Sau khi tiệc cưới khép lại đầy ngọt ngào, một lời cảm ơn chân thành gửi đến cha mẹ hai bên, người thân, bạn bè và những người đồng nghiệp thân thiết là điều vô cùng ý nghĩa và không thể bỏ qua. Chính những người thân yêu này đã dành thời gian quý báu, sự giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình bạn thực hiện các bước chuẩn bị đám cưới, để ngày vui của bạn diễn ra một cách trọn vẹn.

Đồng thời, việc gửi những món quà nhỏ, đáng yêu kèm lời tri ân nồng ấmcảm ơn chân thành đến từng vị khách đã đến chia vui cũng là cách để cặp đôi thể hiện lòng hiếu khách, tinh tế và chu đáo.
4.2. Lễ lại mặt sau lễ cưới
Sau khi hôn lễ kết thúc, đôi vợ chồng trẻ sẽ thực hiện nghi thức truyền thống mang tên lễ lại mặt (hay còn gọi là lễ Tứ Hỷ). Vài ngày sau đám cưới, cặp đôi trở về nhà gái với những lễ vật chu đáo, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc dành cho cha mẹ cô dâu. Đây cũng là dịp cha mẹ nàng gửi gắm lời dặn dò yêu thương, mong con gái xây dựng hạnh phúc trọn vẹn ở nhà chồng.
4.3. Chia sẻ album ngày cưới đến với mọi người
Sau ngày cưới, việc chia sẻ bộ ảnh cưới đẹp và chỉn chu là cách tuyệt vời để lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc hạnh phúc. Đây cũng là dịp lý tưởng để cô dâu chú rể giới thiệu những bức hình đầy cảm xúc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy, lựa chọn một nhà hàng tiệc cưới uy tín, có dịch vụ chụp ảnh cưới chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có album cưới chất lượng và ý nghĩa nhất.

4.4. Tận hưởng tuần trăng mật
Tạm gác lại những lo âu, bận rộn của cuộc sống thường nhật, hãy dành trọn những ngày đầu tiên bên nhau để tận hưởng tuần trăng mật ngọt ngào và đáng nhớ nhất.
4.5. Bắt đầu cuộc sống hôn nhân
Yêu thương là một hành trình với nhiều cung bậc cảm xúc, từ những thử thách gian nan cho đến niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn ngày cưới. Sau khi cùng nhau vượt qua tất cả, đôi bạn đã chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào và viên mãn. Hãy tận hưởng trọn vẹn những phút giây bên nhau, xây dựng một tổ ấm gia đình hạnh phúc với người bạn đời mà bạn luôn yêu thương, trân trọng.
Trên đây là hướng dẫn các bước chuẩn bị đám cưới mà Asiana Plaza muốn chia sẻ tới các cặp cô dâu chú rể tương lai. Việc chuẩn bị đám cưới chưa bao giờ là dễ dàng, nhẹ nhàng cả. Tuy nhiên, sự chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu, bạn bỏ ra tâm sức càng lớn thì ngày cưới sẽ nhận lại càng nhiều niềm vui, hạnh phúc. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ Asiana Plaza để được hỗ trợ.
Phóng sự ngày cưới
Xem thêm:
- Cách tổ chức tiệc cưới ấm áp và lãng mạn
- Nên chuẩn bị đám cưới trong bao lâu?
- Dịch vụ tổ chức đám cưới trọn gói chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí
- Chi phí đám cưới bao nhiêu là đủ và tiết kiệm nhất?