Le vu quy

Phân biệt sự khác nhau giữa lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn

4.5/5 - (4 bình chọn)

Cưới hỏi là sự kiện quan trọng quan trọng của mỗi người. Mỗi nghi lễ khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau. Có rất nhiều tên như lễ vu quy, lễ thành hôn, đính hôn… khiến bạn băn khoăn không biết làm sao để phân biệt và sử dụng cho đúng? Hãy cùng Asiana Plaza tìm hiểu kỹ hơn về các nghi lễ này và phân biệt chúng dễ dàng nhất nhé.

Phân biệt lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn
Phân biệt lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn

1.1 Lễ đính hôn

Ý nghĩa: Hay còn có tên khác là lễ ăn hỏi, ở miền nam gọi là đám hỏi. Lễ này là sự gặp mặt, hứa gả của hai họ với nhau. Lúc này, cô gái và chàng trai coi như đã có hôn ước và trở thành vợ, chồng sắp cưới của nhau.

Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang lễ vật đính hôn đến cho nhà gái. Nhà gái nhận lễ này đồng nghĩa với việc đồng ý gả con gái và nhận chàng trai làm rể.

Thời gian tổ chức: Diễn ra tại nhà gái và trước các lễ vu quy và thành hôn.

Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi
Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi

1.2 Lễ vu quy 

Ý nghĩa: Lễ vu quy  là tên gọi riêng dùng ở nhà gái, là nghi lễ để báo gia tiên và quan khách họ nhà gái trước khi đưa cô dâu về nhà chồng.

Thời gian tổ chức: Chương trình lễ vu quy diễn ra tại nhà gái trước khi đưa dâu về nhà chồng. Tên lễ vu quy được gắn trên bảng hiệu treo tại cổng và phông cưới của nhà gái.

Các nghi thức quan trọng trong lễ vu quy: Lễ vu quy tổ chức như thế nào? Thông thường sẽ bao gồm các nghi thức theo trình tự như sau:

  • Trưởng họ nhà trai đại diện phát biểu ngỏ ý xin dâu. Sau khi nhà gái chấp thuận sẽ mời nhà trai vào nhà.
  • Nhà trai thưa chuyện cưới hỏi và bày biện mâm lễ đã chuẩn bị với nhà gái. Phụ rể rót rượu để 2 bên cùng nói chuyện và ăn mừng.
  • Cô dâu ra mắt 2 họ và đốt nhang cúng bái tổ tiên.
  • Cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau.
  • Nhà gái trao của hồi môn cho cô dâu.
  • Tiến hành các nghi thức dâng trầu cau và dâng trà. Cô dâu và chú rể chào hỏi 2 bên họ hàng.
  • Lại quả và trao quả (ở mâm lễ vật).

Kết thúc các nghi thức này thường sẽ là tiệc vu quy nhà gái chuẩn bị để chiêu đãi họ nhà gái cũng như đại diện họ nhà trai. Sau đó cô dâu sẽ theo chú rể về nhà chồng và cử hành tiếp đến lễ thành hôn/ tân hôn.

Các nghi thức lễ vu quy thường được hai họ tiến hành tại nhà, sau đó sẽ di chuyển đến trung tâm hội nghị tiệc cưới để đãi tiệc / Nguồn ảnh: Internet
Các nghi thức lễ vu quy thường được hai họ tiến hành tại nhà, sau đó sẽ di chuyển đến trung tâm hội nghị tiệc cưới để đãi tiệc / Nguồn ảnh: Internet

1.3 Lễ tân hôn

Ý nghĩa: Là lễ đón dâu mới của nhà trai, nhằm báo gia tiên và quan viên về việc chính thức nhận con dâu.

Thời gian tổ chức: Thường dùng ở nhà trai, đặc biệt là miền Nam. Tên lễ được gắn trên bảng treo ở cổng nhà và và được in trên phông cưới trong buổi tiệc ở nhà hàng.

Lễ tân hôn thường được dùng cho các nhà trai ở miền Nam
Lễ tân hôn thường được dùng cho các nhà trai ở miền Nam

1.4 Lễ thành hôn 

Ý nghĩa: Đây là lễ cưới của cô dâu và chú rể khi cô dâu về nhà chồng. Nghi thức có phần đơn giản hơn lễ vu quy ở nhà gái bao gồm: lên đèn bàn gia tiên, cô dâu chào bố mẹ chồng cũng như họ hàng và mời trà.

Thời gian tổ chức: Khác với vu quy, lễ thành hôn sẽ diễn ra ở nhà trai. tên lễ cũng được treo tại cổng và phông cưới. Ngày nay, lễ thành hôn được tổ chức nhiều tại các nhà hàng lớn, cô dâu chú rể cùng bố mẹ 2 bên sẽ có đôi lời phát biểu về ngày vui; sau đó cùng nhau uống sâm panh chúc mừng và cắt bánh cưới trước quan khách.

Lễ thành hôn thường được dùng cho nhà trai gốc Bắc hoặc Trung
Lễ thành hôn thường được dùng cho nhà trai gốc Bắc hoặc Trung

Có thể thấy, ý nghĩa lễ vu quy và lễ thành hôn tương tự nhau. Dù tên gọi của 2 lễ này có sự khác nhau nhưng thực chất 2 lễ này là một. Cách gọi khác nhau nhằm chỉ địa điểm tổ chức khác nhau: Lễ vu quy dùng cho nhà gái, còn lễ thành hôn thì dùng cho nhà trai. 

2. Ngôn từ sử dụng trong thiệp

Khi hiểu rõ ý nghĩa của lễ tân hôn là gì, vu quy là gì, thành hôn là gì thì bạn có thể dễ dàng lựa chọn tên lễ phù hợp để in lên thiệp mời. Hơn nữa, ngôn từ hay từ ngữ sử dụng trên thiệp cần có sự phù hợp, thống nhất giữa hai gia đình.

Cưới hỏi là sự kiện quan trọng của cả đời người nên cần phải được trau chuốt kỹ lưỡng dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Hình thức lẫn nội dung trong thiệp cần được chú trọng, cung cấp đầy đủ thông tin cho khách mời. Kiểu chữ, phông chữ, màu sắc trên thiệp cần hài hòa, đẹp mắt. Điều này thể hiện sự tinh tế của cả 2 gia đình cũng như sự tôn trọng đến bạn bè quan khách.

Ngôn từ sử dụng trong thiệp cưới cần có sự thống nhất từ 2 bên gia đình
Ngôn từ sử dụng trong thiệp cưới cần có sự thống nhất từ 2 bên gia đình

Thông thường, thiệp mời nhà gái sẽ in dòng chữ lễ vu quy, còn nhà trai là lễ thành hôn. Tuy nhiên, đây không phải là điều bắt buộc, có gia đình sẽ lựa chọn in tên lễ là lễ tân hôn chẳng hạn nên điều này phụ thuộc vào quan điểm cũng như thỏa thuận của hai họ.

Đến đây, bạn đã biết được sự khác nhau giữa lễ vu quy, tân hôn, thành hôn là gì rồi phải không? Hy vọng với những thông tin mà Asiana Plaza chia sẻ trên đây sẽ phần nào hữu ích với bạn.

Các hình ảnh về lễ vu quy, lễ tân hôn hay thành hôn trong bài đều là các buổi lễ được tổ chức tại Asiana Plaza. Chúng tôi là địa điểm chuyên tổ chức tiệc cưới hàng đầu tại TP.HCM. Không chỉ hỗ trợ cô dâu – chú rể có một buổi tiệc chiêu đãi họ hàng đáng nhớ qua các khía cạnh: sảnh tiệc có sức chứa lớn với phong cách chiết trung ấn tượng; ẩm thực tiệc cưới đa dạng và hấp dẫn; các gói trang trí hoa tươi độc đáo; cung cách phục vụ chuyên nghiệp và tận tình từ phía đội ngũ nhân viên. Asiana Plaza còn giúp các cặp đôi nhẹ bớt gánh nặng về chi phí với các gói ưu đãi tiệc cưới vô cùng hấp dẫn qua từng mùa. Đảm bảo bắt kịp mọi xu hướng cưới mới nhất, dịch vụ đẳng cấp 5* với chi phí đầy thấu hiểu.

ASIANA PLAZA ĐIỂM ĐẾN CỦA MỌI NGƯỜI

 

Bạn ơi, bài viết hu ích với bạn ch? 
4.5/5 - (4 bình chọn)
Chia sẻ nội dung

Trần Thanh Trà My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt Sự Kiện