Một nghi lễ rất được chú trọng và không thể bỏ qua trong sự kiện cưới hỏi là lễ nạp tài. Bạn đã bao giờ nghe đến hay hiểu ý nghĩa lễ nạp tài là gì không? Những món sính lễ được dùng trong lễ nạp tài là gì? Số tiền nạp tài bao nhiêu là đủ? Cùng Asiana Plaza trả lời những câu hỏi này nhé!
1. Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa thế nào?
Những món sính lễ này chính là những món quà thể hiện lòng biết ơn của họ nhà trai với họ nhà gái về công ơn sinh thành, dưỡng dục con dâu của họ. Ở một số vùng miền, sính lễ nạp tài và tiền nạp tài là yêu cầu thách cưới do nhà gái đưa ra để thách thức nhà trai. Lúc này, nhà trai phải đáp ứng yêu cầu thách cưới của nhà gái thì nhà gái mới gả con cho họ.
Tiền nạp tài mà nhà trai trao cho nhà gái được xem là khoản đóng góp kinh phí để hỗ trợ việc tổ chức cưới hỏi cho đôi bạn trẻ. Các món quà trang sức vàng bạc sẽ được đôi vợ chồng son cất giữ để làm vốn liếng sau này.
2. Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu?
Khoản tiền trong lễ nạp tài không được quy định rõ ràng, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như yêu cầu thách cưới của nhà gái để có sự thay đổi. Số tiền này có thể là vài triệu, vài chục triệu, thậm chí lên đến hàng trăm triệu theo sự thống nhất của đôi bên.
Tiền nạp tài được chọn thường là số lẻ, số đẹp và được cho là sẽ mang lại may mắn cho đôi vợ chồng son lẫn gia đình 2 bên. Chẳng hạn, tiền nạp tài là 8.888.000 đồng có ý nghĩa cầu mong làm phát đạt, số tiền 6.800.000 đồng chỉ sự phát lộc, số tiền 9.999.000 đồng giúp mang lại may mắn.
Ngoài tiền nạp tài thì 2 bên gia đình thường chuẩn bị thêm những phong bao lì xì đỏ để trao cho dàn bê tráp (tiền mua duyên), nếu có điều kiện hơn nữa sẽ tặng thêm cho quan khách. Số tiền này cũng tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình.
3. Lễ nạp tài cần chuẩn bị sính lễ gì?
3.1 Trầu cau
Đây là món sính lễ dựa trên sự tích dân gian trầu cau, đại diện cho tình phu thê bền chặt, gắn bó. Trầu cau là món lễ không thể thiếu trong ngày vui trọng đại. Cau được chọn là những buồng cau đẹp, trái tròn đều, xanh tươi. Người ta thường dán lên mỗi trái cau chữ Hỷ màu đỏ để thêm màu sắc.
3.2 Bánh phu thê
Hay còn gọi là bánh xu xê, là lễ vật không thể thiếu, tượng trưng cho tình cảm vợ chồng. Ngoài món bánh đặc biệt này, một số nơi còn tặng thêm các món bánh khác như bánh kem (miền Nam), bánh cốm (miền Bắc).
3.3 Heo quay hoặc xôi gà
Heo quay hoặc xôi gà được lựa chọn để làm lễ vật cưới hỏi. Heo được chọn là heo sữa, làm sạch và quay nguyên con, có màu vàng ươm rất đẹp. Heo được gói bằng giấy, phủ vải đỏ lên thân, đầu và đuôi được trang trí thêm các phụ kiện như vòng, hoa lá trông đẹp mắt.
3.4 Trang sức cưới
Trang sức trong lễ nạp tài thường được làm bằng vàng, gồm nhẫn cưới, lắc tay, bông tai, dây chuyền, kiềng vàng… Tùy theo khả năng và tấm lòng của nhà trai để họ trao tặng cho cặp đôi.
3.5 Rượu, trà
Rượu và trà được đặt chung một mâm lễ và đi theo cặp. Hộp trà được bao bằng giấy kiếng đỏ, rượu có thể là rượu gạo, rượu tây hoặc rượu Champagne. Mỗi thứ đều được dán thêm chữ Hỷ màu đỏ thêm đẹp mắt.
4. Cách bày trí lễ vật lễ nạp tài khi mang sang nhà gái
Trong khi đó, tiền nạp tài sẽ được cho vào bao lì xì đỏ có chữ Hỷ to, nổi bật và thường đặt chung với mâm trầu cau.
Hi vọng qua các thông tin được Asiana Plaza tổng hợp và chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu nạp tài là gì? cũng như trả lời được những thắc mắc xung quanh lễ nạp tài. Đây là nghi thức cuối cùng trong lễ rước dâu, trước khi cô dâu chính thức theo chồng về nhà. Sau đó là hai bên sẽ tiến hành tổ chức lễ thành hôn và đãi tiệc bên phía nhà trai.
Asiana Plaza là gợi ý sáng giá nếu bạn vẫn còn đang phân vân: “nên tổ chức tiệc chiêu đãi 2 họ ở đâu vừa đáp ứng đủ các tiêu chí về trang trí hiện đại, ẩm thực đặc sắc, âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp với mức giá hợp lý nhất tại TP.HCM”. Qua nhiều năm đồng hành cùng viết nên chương hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nhiều cặp đôi, Asiana Plaza luôn đảm bảo phục vụ chỉn chu mọi khía cạnh. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết các gói ưu đãi khi đặt tiệc cưới nhé.