Nghi lễ và thủ tục đám cưới Việt xưa tương đối phức tạp và đã được đơn giản hóa đi khi đời sống ngày nay phát triển hiện đại hơn. Tuy vậy, nghi lễ dạm ngõ vẫn được gìn giữ để thể hiện tầm quan trọng của việc giới thiệu hai bên gia đình, xin cưới của đôi trai gái. Hãy cùng Asiana Plaza tìm hiểu tất tần tật về lễ dạm ngõ để chuẩn bị và tổ chức buổi lễ thành công!
1. Lễ dạm ngõ là lễ gì? Có cần xem ngày không?
Lễ dạm ngõ là gì? Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, được hiểu là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình, làm tiền đề để đôi trai gái tiến đến một mối quan hệ nghiêm túc. Lúc này, nhà trai mang lễ vật biếu tặng nhà gái và ngỏ lời xin phép cho đôi trẻ được qua lại chính thức và bàn đến chuyện hôn nhân.
Lễ chạm ngõ không có khác biệt nhiều giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam, các thủ tục được tổ chức đơn giản, không quá nhiều nguyên tắc phức tạp. Tuy nhiên, những gia đình có truyền thống, gia giáo hay kỹ tính đều rất quan trọng việc xem ngày dạm ngõ. Đặc điểm này xảy ra phổ biến ở nhiều gia đình miền Bắc và miền Trung hơn các gia đình miền Nam.
Dù vấn đề xem ngày dạm hỏi không phải là bắt buộc nhưng các gia đình vẫn nên thỏa thuận trước thời gian tổ chức buổi lễ. Điều này giúp hai bên gia đình chuẩn bị chu đáo hơn, hạn chế phát sinh những sự cố ngoài ý muốn gây ảnh hưởng xấu đến ấn tượng đầu tiên của đôi bên.
Việc xem ngày dạm hỏi có thể được bỏ qua nhưng quan trọng hơn hết là đôi trai gái nên tự tìm hiểu tập tính sinh hoạt của mỗi gia đình để có cách ứng xử phù hợp nhất; tránh gây phật ý, mất thiện cảm không đáng có.
Thông thường, buổi lễ này được tổ chức trước lễ ăn hỏi và thành hôn khoảng 2 tháng.
2. Các thành phần cần có mặt trong lễ dạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi lễ thăm nhà gái, gặp mặt nội bộ giữa hai bên gia đình nên thành phần cần có mặt chủ yếu là các thành viên ruột thịt trong nhà.
- Từ phía chú rể, thành phần tham dự gồm: chú rể, bố mẹ, ông bà, cô dì chú bác, họ hàng ruột thịt trong gia đình. Số lượng người tham gia nên giới hạn trong khoảng từ 5-7 người. Trước khi diễn ra buổi lễ, nhà trai nên báo trước số lượng thành viên, ngày giờ chính xác để nhà gái chuẩn bị chu đáo, tổ chức buổi lễ thành công tốt đẹp.
- Thành phần tham dự của nhà gái gồm: cô dâu, bố mẹ, ông bà cùng họ hàng ruột thịt như cô dì, chú bác,…
Tùy vào phong tục địa phương và văn hóa từng gia đình nên thành phần và số lượng người tham gia có thể thay đổi.
3. Nhà trai cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ?
- Lễ dạm ngõ miền Bắc: Mâm lễ miền Bắc bao gồm cặp trà, cặp rượu, một ít cau trầu và bánh trái. Tất cả các đồ lễ này phải được chuẩn bị theo số chẵn để thể hiện sự có đôi có cặp của đôi trai gái.
- Lễ dạm ngõ miền Trung: Lễ dạm hỏi miền Trung lại tương đối đơn giản hơn, chỉ cần khay trầu cau và chai rượu lễ gói giấy đỏ. Đồ lễ dạm ngõ có thể bao gồm thêm những món đặc sản địa phương như bánh Hồng ở Phú Yên, Bình Định.
- Lễ chạm ngõ miền Nam: Đám nói là gì? Lễ chạm ngõ ở miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ gồm bánh phu thê, cặp trà, cặp rượu, đĩa trầu cau têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
Tuy có sự khác biệt nhưng các món lễ vật dạm ngõ ở các miền đều được tuyển chọn từ những loại ngon và đẹp nhất để bày tỏ sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Lễ dạm ngõ còn được xem như một ngày nhà trai đến chơi nhà gái nên việc mang theo lễ vật biếu tặng theo phong tục địa phương là điều cần thiết để tạo ấn tượng tốt với nhà gái, thắt chặt mối quan hệ hai nhà.
4. Nhà gái cần chuẩn bị gì trong lễ dạm ngõ?
Nhà gái trong lễ dạm ngõ cần có những gì để tiếp đón nhà trai? Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo, quan trọng hơn nữa là nhà gái cần giữ tinh thần cởi mở, vui vẻ để đón chào nhà trai đến thăm. Sự tiếp đón niềm nở của nhà gái sẽ giúp tạo ấn tượng tốt với nhà trai, góp phần giúp con gái mình có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này.
Dưới đây là các công việc nhà gái cần chuẩn bị cho lễ dạm hỏi:
- Dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại các đồ vật trong nhà, thậm chí là sửa sang và trang trí mới lại nhà cửa cho tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ. Đặc biệt, nhà gái cần lưu ý dọn dẹp bàn thờ tổ tiên và bày trí hoa quả theo phong tục địa phương để mời ông bà về tham gia lễ chạm ngõ của con cháu. Việc này càng cần thiết hơn nữa khi chú rể sẽ dâng hương lên bàn thờ trong phần nghi lễ dạm ngõ.
- Nhà gái cần chuẩn bị chu đáo các mâm tiếp đón gồm nước uống, một ít bánh kẹo và hoa quả. Ngoài ra, bàn tiếp đón cũng nên lau dọn sạch sẽ, bày trí đẹp mắt với khăn trải bàn, bình hoa và mâm ngũ quả để tạo ấn tượng tốt với nhà trai.
- Nên cố gắng sắp xếp khu vực để xe cho nhà trai để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, hạn chế phát sinh những sự cố nhỏ gây mất lòng đôi bên.
- Nhà gái cũng nên chuẩn bị thêm bữa ăn tiếp khách sau khi thăm hỏi, bàn bạc hôn nhân. Bữa ăn không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một vài món đơn giản nhưng vẫn phải giữ được sự tươm tất, thể hiện tính hiếu khách và tài nữ công gia chánh của nhà gái.
5. Trình tự thủ tục lễ dạm ngõ
Trình tự thủ tục lễ dạm ngõ như thế nào? Nghi lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? Đây đều là những thông tin tương đối quan trọng, hai bên gia đình nên nắm vững để buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp, tránh những sự cố không đáng có.
Theo thời gian đã báo trước, nhà trai sẽ mang theo đồ lễ dạm ngõ đến nhà gái, thực hiện các nghi thức thăm hỏi, thủ tục nói chuyện người lớn, bàn bạc chuyện đám cưới để se duyên cho đôi trẻ. Cụ thể, trình tự thủ tục buổi lễ diễn ra như sau:
- Nhà trai sang nhà gái dạm ngõ đúng ngày, đúng giờ đã hẹn.
- Đại diện nhà trai sẽ tiến hành chào hỏi, giới thiệu thành viên tham dự buổi lễ. Sau đó, trình bày lý do đến thăm nhà gái, trình mâm lễ vật dạm ngõ đã chuẩn bị sẵn và ngỏ ý xin phép nhà gái cho phép đôi trẻ chính thức qua lại và tiến tới hôn nhân.
- Đại diện nhà gái nhận lễ và cảm ơn sự có mặt của nhà trai. Tiếp đến, giới thiệu từng thành phần tham gia buổi lễ. Sau khi nhà gái chấp thuận lời đề nghị của nhà trai, bố mẹ cô dâu sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên và cho cô dâu chú rể dâng hương để báo cáo với tổ tiên về hôn sự của con cháu, cũng như cầu mong sự phù hộ cho hôn nhân hạnh phúc.
- Hai nhà cũng nói chuyện và bàn bạc về đám hỏi, đám cưới sẽ diễn ra sau đó, yêu cầu về các lễ vật, thống nhất với nhau về thời gian, địa điểm tổ chức lễ.
- Kết thúc lễ dạm ngõ, nhà gái mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc địa điểm khác như nhà hàng để có thêm cơ hội giao lưu, hỏi thăm, tăng sự thân thiết cho mối quan hệ các thành viên hai bên gia đình.
7. Nên mặc gì trong lễ dạm ngõ?
Lễ dạm ngõ không yêu cầu trang phục trang trọng như lễ thành hôn, cô dâu chú rể không cần mặc lễ phục. Gia đình hai bên có thể chọn những bộ trang phục thoải mái, đơn giản nhưng vẫn chỉn chu, gọn gàng và lịch sự.
Tóm lại, lễ dạm ngõ là buổi lễ đầu tiên trong quy trình đám cưới. Sau khi hoàn thành lễ dạm ngõ, hai bên gia đình sẽ tiến tới chuẩn bị đám hỏi và đám cưới. Cùng Asiana Plaza tham khảo thêm các thông tin khác cho Lễ ăn hỏi và Lễ Cưới qua các bài chia sẻ dưới đây:
Asiana Plaza là một trong địa điểm tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên luôn nỗ lực mang lại giây phút trọng đại hoàn hảo thông qua từng chi tiết. Quý khách có thể cảm nhận được sự chăm chút kỹ lưỡng từ không gian sảnh tiệc ấn tượng, sự đa dạng trong phong cách trang trí, đến lối ẩm thực Fusion đương đại đánh thức hương vị và giác quan; thêm vào đó thái độ phục vụ thân thiện của nhân viên, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, …. sẽ giúp cặp đôi viết lên câu chuyện ngày cưới trong mơ của chính mình…
Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị cho đám hỏi và đám cưới của mình, hãy cân nhắc để Asiana Plaza làm người đồng hành để cùng tạo ra tổng thể trọn vẹn. Hiện Asiana Plaza đang có gói ưu đãi tiệc cưới rất HOT. Bạn có thể xem tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.